GFA LÀ GÌ? Ý NGHĨA CỦA GFA TRONG XÂY DỰNG NHƯ THẾ NÀO?

GFA LÀ GÌ? Ý NGHĨA CỦA GFA TRONG XÂY DỰNG NHƯ THẾ NÀO?

GFA là gì và có ý nghĩa như thế nào trong ngành xây dựng? Đối với những người lần đầu nghe thấy hoặc mới tìm hiểu có thể tham khảo qua bài viết sau. 

1. GFA là gì?
GFA là chữ viết tắt của cụm từ Gross Floor Area có nghĩa là tổng diện tích sàn/tổng diện tích mặt sàn. Tổng diện tích này tính tất cả các không gian của một công trình từ mặt sàn trong và ngoài nhà, tầng hầm, độ dày bức tường, căn hộ áp mái…

GFA chính là tổng diện tích mặt sàn cần xây dựng

Những khu vực, không gian không được kết nối với tòa nhà thì sẽ không được tính vào tổng diện tích sàn. Ví dụ như bãi đổ xe, thang máy, hành lang chung thông các lối đi, bể chứa…

Có một thuật ngữ khác có phần tương tự với GFA đó là NFA: Net Floor Area có nghĩa là diện tích sàn sử dụng. Mọi người cần lưu ý tránh nhầm lẫn giữa hai thuật ngữ nhé. Với những thông tin trên mọi người cũng có thể hiểu được phần nào GFA là gì.

2. Cách xác định GFA trong xây dựng
Như đã nói đến ở trên thì không phải phần diện tích sàn nào cũng được tính vào GFA. Làm sao xác định được phần diện tích nào là GFA, phần nào không? Mọi người cần phân biệt rõ giữa vị trí xây dựng và diện tích xây dựng. 

Vị trí xây dựng của các loại công trình như nhà phố, nhà liền kề, biệt thự…thì vị trí xây dựng được tính đến phần nằm bên trong đường, gồm các cạnh bên ngoài của tường bao quanh ở tầng 1.

Diện tích xây dựng của các loại công trình trên thường được ghi chú rõ ràng trong giấy phép xây dựng. Thông tin này sẽ được phê duyệt theo đúng quy định trong quy hoạch khu đô thị mới.

Và tổng diện tích sàn xây dựng (GFA) của những loại công trình trên được tính theo các lô xây dựng. Tổng diện tích này tính cả phần ban công của tất cả các tầng trong tòa nhà.

3. Ý nghĩa của GFA trong xây dựng là gì?
Người ta xác định tổng diện tích sàn (GFA) nhằm mang lại nhiều tiện ích trong quá trình xây dựng công trình, nhà ở.

GFA thể hiện nhiều ý nghĩa quan trọng trong xây dựng

Trước hết người ta sử dụng GFA để tính toán hệ số sử đụng đất đai. Qua đó có thể hạn chế tải chất lên hệ thống hạ tầng của công trình.

Bên cạnh đó, với GFA người ta có thể tính toán và dự trù những khoản phí cần thiết khi xây dựng công trình. Không những thế còn hỗ trợ cho việc phân bổ diện tích các phòng không gian sinh hoạt khác cho thích hợp.

Nhờ những điều trên, các kiến trúc sư có thể lập kế hoạch thiết kế và thi công nội thất, ngoại thất phù hợp.

Tính toán GFA cũng là cơ sở để hoàn thành hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng. 

Đặc biệt, dựa vào việc tính toán GFA người ta có thể tính toán nguyên vật liệu, công làm việc, thời gian hoàn thành bao lâu.

Với những công trình quy mô càng lớn việc tính toán GFA càng cần thiết. Mọi người cần hiểu rõ chỉ số này để tính toán chính xác.

4. Công thức tính GFA là gì?
Để tính được diện tích sàn xây dựng mọi người có thể dựa vào công thức như sau:

Tham khảo cách tính GFA chính xác để áp dụng

GFA = diện tích sàn sử dụng + những kích thước khác (tính theo %)

Lưu ý về phần diện tích sàn sử dụng:

Nếu sàn đã đổ bê tông tính thêm 30 – 50% giá.

Diện tích của mái che ở trên tính thêm 100%.

Diện tích < 4m2 tính theo giá bình thường, còn nếu > 4m2 thì tính thêm 70%.

Tương tự nếu diện tích sàn > 8m2 thì tính thêm 50% giá.

Diện tích sàn sử dụng tính cả các ô trống trong nhà, phần nền đất đã được gia cố.

Lưu ý về phần móng khi tính GFA:

Diện tích của phần móng đơn tính thêm 30%.

Đài móng trên các nền bê tông hoặc khoan nhồi tính thêm 35%.

Kích thước của móng băng thì tính 50%.

Lưu ý về phần tầng hầm khi tính GFA:

Từ ram hầm trở xuống có độ sâu < 1m5 thì tính 150%.

Từ ram hầm trở xuống có độ sâu > 2m thì tính 200%.

Lưu ý về phần sân khi tính GFA:

Diện tích sân >40m2 có đổ đá, lát gạch, xây tường rào thì tính thêm 50%.

Diện tích sân < 40m2 có đổ đá, lát gạch, xây tường rào thì tính thêm 70%.

Diện tích sân < 20m2 có đổ đá, lát gạch, xây tường rào thì tính thêm 100%.

Lưu ý về phần mái khi tính GFA:

Mái không ốp gạch nhưng có đổ bê tông tính thêm 50%.

Mái có ốp gạch và đổ bê tông tính thêm 60%.

Mái đổ bê tông có lát ngói tính 85% phần diện tích nghiêng của mái.

Nếu lợp mái ngói kèo sắt tính thêm 60%.

Nếu lợp mái tôn tính thêm 30%.

Như vậy mọi người đã hiểu rõ GFA là gì và cách tính như thế nào. Xác định rõ GFA giúp mọi người ước tính chi phí xây dựng dễ dàng hơn. Hãy tham khảo để áp dụng đúng cách tính khi có nhu cầu nhé.

Zalo
Hotline